Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

'Cách ly toàn xã hội' thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào?

Liên quan đến chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly xã hội toàn quốc, nhiều người thắc mắc liệu hoạt động di chuyển, vận chuyển hàng hoá của các tài xế công nghệ có bị ảnh hưởng?

Về vấn đề này, trao đổi nhanh với chúng tôi, một số Công ty cung cấp ứng dụng công nghệ di chuyển có tiếng như Grab cho biết "vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết từ cơ quan chức năng".

Tuy nhiên trong khi chờ đợi những thông báo cụ thể, tạm thời dịch vụ giao hàng, shipper hay tài xế Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog chở khách vẫn hoạt động bình thường theo quy định. Bên cạnh đó vẫn tuân thủ đúng yêu cầu, chủ trương về phòng chống dịch Covid-19 trong quá trình hoạt động.

Theo Grab, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, đơn vị này đã thông báo đến đối tác nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan y tế, ngoài ra cũng đang triển khai nhiều chương trình, sáng kiến nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dùng, đối tác, cũng như chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch.

"Các dịch vụ của Grab hiện vẫn đang hoạt động bình thường. Grab đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để có các hướng dẫn cụ thể trên tinh thần tuân thủ chặt chẽ các khuyến nghị từ cơ quan chức năng", đại diện Grab nói.

Cũng như Grab, ứng dụng công nghệ đặt xe be (be Group) cho biết vẫn sẽ hoạt động bình thường trước khi có thông tin cụ thể từ cơ quan chức năng.

Cách ly toàn xã hội thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào? - Ảnh 1.

Grab tạm thời vẫn hoạt động bình thường.

Theo đại diện truyền thông của be, các tài xế vẫn ra đường đón khách và tuân thủ đúng các quy định về phòng chống dịch Covid-19 như khách phải khai báo y tế trước khi lên xe, tài xế và khách bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi xe.

"Chúng tôi vẫn tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của cơ quan chức năng trong việc hoạt động" , đại diện be nói.

Bên cạnh tài xế xe ôm, ô tô công nghệ thì tài xế shipper của các ứng dụng đặt đồ ăn nhanh cũng chưa có thông báo cụ thể về việc ngừng vận chuyển hay không. Trước mắt các tài xế của ứng dụng này vẫn hoạt động bình thường.

Cách ly toàn xã hội thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào? - Ảnh 2.

Đại diện ứng dụng giao đồ ăn nhanh BAEMIN cho biết, từ lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các shipper luôn được yêu cầu mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ được cung cấp bởi doanh nghiệp này, bao gồm khẩu trang, nước rửa tay...

BAEMIN cũng tích cực hướng dẫn shipper đảm bảo khoảng cách an toàn 2 mét với khách hàng khi giao hàng.

'Cuộc chiến' dập ổ dịch Buddha Bar & Grill

Cuộc điện thoại sáng 19/3 đã phá vỡ "trận địa phòng chống" Covid-19 mà quận lên kế hoạch trước đó, buộc hơn 300 người phải dồn sức dập ổ dịch suốt nửa tháng qua, bác sĩ Trương Thanh Trung (Trưởng phòng Y tế quận 2) cho biết. Hiện, có ít nhất 15 người liên quan Buddha Bar & Grill đã dương tính nCoV.

7h15, ông Trung nhận cuộc gọi từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HDCD) thông báo phi công người Anh - " bệnh nhân 91 ", ngụ chung cư cao cấp The Ascent Apartment, phường Thảo Điền, quận 2, dương tính. Ông này có nguy cơ lây lan dịch rất lớn vì thời gian ủ bệnh đã ghé nhiều nơi.

Là địa phương có nhiều chung cư nên tình huống có cư dân nhiễm bệnh đã được quận 2 đặt ra trước đó. Ông Trung đề xuất công an, chính quyền địa phương phong tỏa ngay chung cư The Ascent Apartment . Toàn bộ lực lượng chia thành 3 nhóm: phong tỏa, phun xịt khử khuẩn tòa nhà; lập phiếu xác minh, điều tra; truy xuất toàn bộ camera để xác minh trường hợp F1.

Bác sĩ Trương Thanh Trung nói về hành trình truy tìm khách dự tiệc ở Buddha Bar & Grill. Ảnh: Hà An.

Bác sĩ Trương Thanh Trung nói về hành trình truy tìm khách dự tiệc ở Buddha Bar & Grill. Ảnh: Hà An.

Đầu tiên, quận 2 đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới – nơi phi công người Anh điều trị, cung cấp ngay hình ảnh ông này. Tuy nhiên, "bệnh nhân 91" không đồng ý vì lo ngại ảnh hưởng chuyện riêng tư. Phải thuyết phục đủ cách, đến 10h cùng ngày bệnh viện mới chụp được ảnh phi công chuyển cho quận 2. Sau đó đem đối chiếu với hộ chiếu của ông ta đăng ký tạm trú ở công an phường, truy xuất camera tòa nhà truy tìm các F1.

"Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng vì nếu xác minh không đúng F0 - tức phi công người Anh, coi như kết quả truy tìm toàn bộ F1 sẽ không chính xác và ảnh hưởng dây chuyền tới truy tìm F2, F3 sau này", ông Trung nói.

Trong buổi sáng, những F1 đầu tiên (4 người đi cùng thang máy chung cư, tài xế Grab, thông dịch viên, người giúp việc và bạn bè tiếp xúc gần) được đưa đi cách ly tập trung. Toàn bộ hệ thống dữ liệu, hình ảnh của chung cư cũng được truy xuất đưa về công an quận phục vụ công tác điều tra, xác minh "các F" tiếp theo.

Căn cứ vào khai báo và trích xuất hệ thống camera tại phường Thảo Điền, lực lượng chức năng còn phát hiện từ ngày 13/3 đến 17/3 "bệnh nhân 91" từng đến Công an phường Thảo Điền , Bình An khai báo tạm trú và làm việc liên quan đến vụ mất cắp tài sản. Lo ngại nhất là tối 14/3 ông ấy dự buổi tiệc Patrick day ở Buddha Bar & Grill với sự tham dự của hàng trăm người, chủ yếu là người nước ngoài sinh sống, làm việc tại quận 2.

Buddha Bar & Grill cũng bị phong tỏa trong sáng cùng ngày. Chủ quán và các nhân viên phải cung cấp thông tin những khách có mặt ở quán từ ngày 13/3 đến 17/3. Rất nhiều khách quen được "điểm danh" để công an truy tìm, lập danh sách đưa đi cách ly. Nhưng cũng có nhiều khách lạ, chỉ ghé quán một lần vào bữa tiệc nên cả chủ lẫn nhân viên không thể nhớ mặt.

Lực lượng công an truy xuất dữ liệu camera an ninh của quán từ 18h ngày 14/3 đến 4h sáng 15/3 (thời gian diễn ra buổi tiệc) và chiều ngày 17/3 - phi công đến ăn tối. Hình ảnh những người tiếp xúc với ông này được cắt đoạn, chụp lại và gửi vào hệ thống riêng của công an để nhận dạng. Sau đó hệ thống này báo tên tuổi và nơi cư trú của từng người chuyển cho công an địa phương đến từng chung cư, gõ cửa từng nhà, truy tìm người đưa đi cách ly.

Một loạt chung cư lớn tiếp tục bị phong toả như Masteri (phường Thảo Điền), Vista Verde (phường Thạnh Mỹ Lợi)... có người dương tính nCoV liên quan đến Buddha Bar & Grill. "Hàng nghìn hộ dân bị phong tỏa. Chúng tôi căng mình ở khắp mặt trận", ông Trung nói. Hơn 100 bác sĩ, nhân viên của Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận 2, hơn 50 bác sĩ và nhân viên ở Bệnh viện quận 2, hàng trăm công an, cán bộ và nhân viên các phường phải làm việc suốt ngày đêm để đảm bảo xác minh, truy tìm, lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly.

Buddha Bar & Grill trở thành ổ dịch tại Sài Gòn với 15 người dương tính nCoV, sau buổi tiệc đêm 14/3. Đồ hoạ: Tiến Thành.

Buddha Bar & Grill trở thành ổ dịch tại Sài Gòn với 15 người dương tính nCoV, sau buổi tiệc đêm 14/3. Đồ hoạ: Tiến Thành.

Ổ dịch ở Buddha Bar & Grill đã đảo lộn kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 của quận 2 ; cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ HDCD cùng các cơ quan chuyên môn thành phố.

Ban đầu quận dự kiến khu cách ly 80-100 chỗ nhưng liên quan đến "bệnh nhân 91" và các bệnh nhân sau đó đã có 1.325 trường hợp phải theo dõi sức khỏe tại nhà và tại các khu cách ly tập trung. Có hôm, 20h xe chở người đi cách ly lên Ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM (quận Thủ Đức) nhưng hết chỗ phải qua khu cách ly ở Học viện Chính trị, khu vực 2 (quận 9). Nhưng các chỗ cách ly khác cũng đầy khiến xe phải quay đầu chạy tiếp gần 30 km đưa người đến khu cách ly ở huyện Hóc Môn. Khi các nhân viên y tế quay về thì đồng hồ điểm 4h30.

Khó khăn khác đối với lực lượng phòng chống dịch là nhiều người thuộc diện nghi nhiễm có những mối quan hệ cá nhân, riêng tư đã khai báo "nhỏ giọt" - ảnh hưởng đến việc xác minh tung tích người liên quan.

Như người đàn ông quốc tịch Canada bị nhiễm nCoV sau khi tới quán bar không chịu nói đã gặp gỡ ai. Chỉ khi hay tin một người bạn (cũng từng đến Buddha Bar & Grill) dương tính nCoV, ông ta mới khai đã "quan hệ" với hai người phụ nữ. Tìm đến chỗ ở của một trong hai cô, lực lượng chức năng lại thấy đang sống với một người nước ngoài khác. Quá trình điều tra phát hiện người phụ nữ còn "tiếp xúc thân mật" với 5-6 người nữa.

Hay trường hợp vị khách người Brazil nhiễm nCoV khai báo thời gian gần đây chung sống với một cô gái. Khi tổ công tác gọi điện thoại xác minh thì biết cô đang được cách ly ở Hóc Môn. Cô này đọc báo biết người đàn ông mình tiếp xúc gần đã dương tính nên đi khai báo, tự nguyện cách ly tập trung.

Cơ quan chức năng đã xác định được 222 người liên quan đến Buddha Bar & Grill, 166 ca xét nghiệm âm tính. Trong 15 ca nhiễm nCoV, quận 2 có 9 ca; 280 trường hợp F1; 65 trường hợp F1 liên quan đến quận huyện khác; 89 trường hợp F2; gần 2.000 mẫu đưa đi xét nghiệm.

Buddha Bar & Grill hiện bị đóng cửa. Ảnh:Quỳnh Trần.

Buddha Bar & Grill hiện bị đóng cửa. Ảnh: Quỳnh Trần.

Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết, lúc cao điểm quận phải huy động cả quân đội, công an để xử lý ổ dịch. Công an quận 2 cử rất nhiều công an quận và các phường khác tăng cường cho Công an phường Thảo Điền và Bình An khi nhiều công an ở hai phường này bị cách ly, để đảm bảo công tác xác minh, truy tìm người nghi nhiễm.

"Không thể kể hết sự vất vả, khó khăn của anh em dưới cơ sở, đặc biệt là lực lượng công an, y tế sau khi xảy ra sự cố ở Buddha Bar & Grill. Những lần đưa mẫu đi xét nghiệm xuyên đêm, những chuyến đưa người đi cách ly diễn ra từ tối hôm trước kéo dài đến sáng hôm sau mới kết thúc", ông Hưng nói.

Theo bác sĩ Trương Thanh Trung, hiện phần nào kiểm soát được tình hình ổ dịch Buddha Bar & Grill. Điều này dựa trên thống kê số khách được quận xác minh, đưa đi theo dõi và cách ly tương đối đồng nhất với số khách có trong bữa tiệc qua ghi nhận của camera. Tuy vậy, quận không chủ quan mà vẫn tiếp tục rà soát và xác Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog minh những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm để phối hợp với cơ quan chức năng dập tắt ổ dịch sớm nhất.

Hà An

Đánh nhân viên bệnh viện vì chuyện khẩu trang

Khoảng 23h ngày 30/3, một chiếc ôtô đưa người đến cấp cứu do tai nạn giao thông tại Trung tâm cấp cứu chống độc, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương. Ba nam thanh niên và một bệnh nhân ra khỏi xe, tất cả không đeo khẩu trang nên bị nhân viên an ninh của bệnh viện nhắc nhở.

Toàn bộ vụ việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Sự việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Nhân viên Nguyễn Phi Long bị một người trong nhóm chửi bới, xô ngã và liên tục đấm vào mặt, vào đầu.

Khi đội an ninh của bệnh viện cùng nam tài xế đi cùng vào can ngăn, người này mới dừng lại và ngay lập tức Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog bị đưa ra khỏi bệnh viện. Hành vi của anh ta khiến anh Long thâm tím vùng mắt và sưng nề vùng mặt.

Nhà chức trách Phú Thọ đang điều tra sự việc.

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Thủ tướng chỉ đạo từ ngày 16/3, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trao đổi với VnExpress về các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp khi Covid-19 đang bùng phát.

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, theo tôi đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp có thể không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động có thể nên điều chỉnh lại, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Về đề xuất gói an sinh xã hội Chính phủ mới đề cập để hỗ trợ người nghèo, người mất việc, theo tôi là phù hợp và cũng không lo ngại lạm phát khi lượng tiền này được đưa vào lưu thông.

Với mặt hàng lương thực, thực phẩm, hiện Chính phủ làm tốt việc cân đối cung – cầu. Tình trạng làm giá, đầu cơ chưa xảy ra, tâm lý người tiêu dùng khá ổn định kể từ khi dịch bùng phát. Tháng 3 vừa qua, giá lương thực có tăng, nhưng giá thực phẩm lại giảm một chút.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, lý tưởng nhất là chúng ta có thể có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Nhà máy, phân xưởng vẫn hoạt động sản xuất, nên không thể dừng hoạt động kinh doanh. Vì dừng kinh doanh thì hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Tuy nhiên, tôi hiểu điều này rất khó trong bối cảnh ưu tiên chống dịch hiện nay.

Giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Tiếp đến, nên quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo hạn chế sự phá sản hàng loạt?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Hiện, không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy là không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài?

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống dịch Covid-19 được ban hành sáng 31/3, t hực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc, theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. 

C ác  phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

V ậy, nh ững tr ư ờng h ợp n ào  đ ược ra ng oài?

Ch ỉ th ị  16/CT-TTg n êu r õ, y êu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như:

- Mua lương thực, thực phẩm, 

- Mua thuốc men.

- Cấp cứu.

- L àm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động.

- Các trường hợp khẩn cấp khác.

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài? - Ảnh 1.

Người dân được yêu cầu ở trong nhà, trừ lúc đi mua lương thực thực phẩm và các trường hợp khẩn cấp khác. Ảnh: Phương Thảo.

B ên c ạnh  đ ó, Th ủ t ư ớng y êu c ầu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ng ư ời d ân  thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Đồng thời toàn thể nhân dân nên tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện. Thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng. 

Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.

Đám tang làm bùng nổ 'quả bom' nCoV

Đám tang Andrew Jerome Mitchell, một bảo vệ nghỉ hưu, được tổ chức theo kiểu truyền thống của miền nam nước Mỹ. Bạn bè, người thân tập trung tới đám tang ở hạt Dougherty, thành phố Albany, phía tây nam Georgia, cùng nhau trò chuyện và ôn lại kỷ niệm về Mitchell.

Mọi người tham dự đám tang lau nước mắt, ôm lấy nhau, xì mũi và hát vang bài thánh ca. Đó là một đám tang với khoảng 200 người tham dự, đông đến mức mọi người phải đứng ra phía ngoài nhà nguyện. Họ sau đó ăn tiệc cùng nhau, với đủ món ăn truyền thống.

Dorothy Johnson, một trong 10 anh chị em của Mitchell, nhớ lại cảnh tượng cách đây hơn một tháng, tự hỏi rằng ai là người mang nCoV tới đám tang anh trai bà. "Chúng tôi không biết người đó là ai", bà Johnson nói.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Trong vài tuần sau đó, hàng chục họ hàng của bà Johnson ở thành phố Albany lần lượt đổ bệnh, trong đó có 6 anh chị em của bà, với các triệu chứng của Covid-19. Đám tang hôm 29/2 của ông Mitchell được các nhà dịch tễ học xem là "sự kiện siêu lây nhiễm", làm bùng nổ "quả bom" nCoV tàn phá thành phố Albany.

Hạt Dougherty với 90.000 dân ở Albany trở thành một trong những cụm dịch Covid-19 lớn nhất ở Mỹ, khi ghi nhận 24 ca tử vong vì Covid-19, nhiều hơn bất kỳ hạt nào khác của bang, với thêm 6 người chết nghi liên quan đến virus này, theo Michael L. Fowler, nhân viên pháp y địa phương. 9% số ca tử vong ở hạt là người Mỹ gốc Phi.

Các bệnh viện trong khu vực đều trong tình trạng quá tải khi có tới gần 600 ca dương tính với nCoV. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp tuần trước điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để giúp các bệnh nhân nằm giường chăm sóc đặc biệt cũng như y bác sĩ kiệt sức vì chống dịch.

Bà Johnson tin rằng một người đến viếng đám tang đã bị nhiễm nCoV và khiến virus lây lan khi mọi người ôm hôn và chia buồn cùng nhau, nhưng ngoài ra, bà không có thêm thông tin gì. "Thực sự tôi không biết đổ lỗi cho ai sau những gì xảy ra tại Albany", bà nói.

Dù người đầu tiên mang mầm bệnh là ai, vấn đề lớn nhất chính là thời gian. Trong 10 ngày sau đám tang của Mitchell, không ai biết nCoV đã hiện diện ở thành phố, trong khi nó vẫn âm thầm lây lan. Cho tới khi biện pháp cách biệt cộng đồng được áp dụng vào 22/3, Covid-19 đã xuất hiện khắp mọi nơi.

"Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, nhưng thực tế là một cộng đồng hứng chịu quả bom như vậy chỉ do hành động của một người", Scott Steiner, giám đốc điều hành hệ thống y tế Phoebe Putney, cho hay.

Ông Mitchell được phát hiện qua đời ở phòng khách sáng 24/2, được cho là do đau tim. Đêm tổ chức tang lễ, một người đàn ông 67 tuổi tới viếng đã được đưa tới Bệnh viện Phoebe Putney Memorial vì bị khó thở, theo ông Steiner. Người đàn ông này bị bệnh phổi mạn tính và không có lịch sử đi lại tới khu vực có dịch nên không được cách ly. Nhân viên y tế cho rằng ông chỉ bị thiếu oxy.

Người này đã nằm viện điều trị một tuần và tiếp xúc với ít nhất 50 nhân viên bệnh viện, trước khi được chuyển tới Atlanta hôm 7/3 và được xác định dương tính với nCoV. Nhưng phải tới ngày 10/3, Bệnh viện Phoebe Putney Memorial mới biết thông tin bệnh nhân này nhiễm virus. Ngày 12/3, người đàn ông 67 tuổi qua đời và trở thành ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên của bang.

Cho tới lúc đó, Covid-19 đã âm thầm lây lan khắp thành phố. Bà Emell Murray, vợ ông Mitchell, 75 tuổi, sau đó bị sốt và ớn lạnh. Bà được thông báo rằng bị nhiễm trùng đường tiết niệu và được nằm điều trị tại phòng bệnh thông thường. Alice Bell, con gái bà Murray, cho biết ba người dì đã tới thăm mẹ cô và tất cả sau đó đều được xác nhận nhiễm nCoV. Một trong ba người đã qua đời sau đó.

Sau vài ngày tương đối yên bình kể từ khi biết thông tin về bệnh nhân 67 tuổi nhiễm nCoV, Covid-19 giờ "như quả bom" ném xuống Albany, theo Fowler, nhân viên pháp y địa phương.

"Một vài người trong số họ có thể đã tới đám tang. Một số có thể là người thân của những người có mặt ở tang lễ đó. Mỗi ngày trôi qua lại có người sắp chết vì nCoV", Fowler nói.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Trong khi đó, ông Steiner cho biết chỉ trong vòng một tuần, những vật tư y tế mà bệnh viện dự trữ cho 6 tháng đều cạn kiệt.

Lúc đầu, các bác sĩ và y tá cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra, khi chứng kiến một loạt bệnh nhân, gồm cả người trẻ và khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng ho và sốt. Sau đó, những bệnh nhân này cần phải thở máy nhiều hơn và cuối cùng bị suy hô hấp hoàn toàn khi phổi chứa đầy dịch, theo Enrique Lopez, bác sĩ phẫu thuật 41 tuổi, người chịu trách nhiệm điều trị các ca bệnh nguy kịch.

"Tất cả phòng bệnh kín chỗ và có những ngày chúng tôi phải đặt nội khí quản cho 5 người liên tiếp, hết phòng này sang phòng khác. Đó là một trong những thời điểm tôi thực sự thấy quá tải trong suốt sự nghiệp của mình", Lopez nói.

Những nỗ lực tăng thêm giường bệnh cũng không đủ để đáp ứng số bệnh nhân ùn ùn kéo về. 14 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) kín chỗ chỉ sau hai ngày đầu tiên. Bệnh viện đã phải trưng dụng 14 giường ICU của khoa tim mạch, nhưng nó cũng được lấp đầy chỉ hai ngày sau đó. 12 giường ICU của khoa phẫu thuật cũng chỉ đủ chỗ tiếp nhận bệnh nhân trong ba ngày tiếp theo.

Chỉ trong vài ngày, bệnh viện rơi vào cảnh thiếu nhân viên đến mức những người có kết quả dương tính với nCoV nhưng chưa có triệu chứng vẫn phải đi làm. Nhưng tuần trước, chỉ thị mới của chính quyền bang yêu cầu những nhân viên y tế nhiễm nCoV phải cách ly một tuần.

Lopez đã tránh tiếp xúc với gia đình suốt hai tuần vì sợ lây bệnh cho họ. "Những ngày này tôi ở trong gara. Tôi cho xe vào gara, sau đó lột bỏ đồ và tắm rửa sạch sẽ. Vợ tôi sẽ phần cho tôi một đĩa thức ăn, sau khi ăn xong tôi trở về gara để ngủ", Lopez nói.

Đám tang của Mitchell và của Johnny Carter một tuần sau đó tại nhà nguyện thành phố Albany nhanh chóng được xác định là nguồn lây nhiễm nCoV. 23 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên nhập viện Phoebe Putney đều từng tham dự ít nhất một trong hai đám tang này, theo Steiner.

"Chúng tôi sống trong một thành phố không quá lớn nên mọi người đều biết nhau. Chúng tôi dễ dàng biết được ai đã tới bệnh viện và ai từng tới đám tang nào", Chris J. Cohilas, chủ tịch hội đồng hạt Dougherty, cho hay.

Tin tức đã lan truyền nhanh tới mức nhiều người từng tham dự đám tang vội vã đi xét nghiệm, nhưng không đủ nhanh để kịp ngăn chặn một người nhiễm nCoV tham dự bồi thẩm đoàn xét xử một vụ án giết người vào ngày 12/3. Từ đó, cụm dịch mới hình thành trong sở cảnh sát và tòa án thành phố.

Những hoài nghi đã dẫn tới sự chia rẽ ở Albany, theo Daniel Simmons, mục sư tại nhà thờ Mt. Zion Baptist. Giống nhiều người được phỏng vấn khác, ông tự hỏi liệu hai đám tang trên có phải là nguồn lây nhiễm duy nhất.

"Nó gieo rắc sự sợ hãi: ai sẽ có mặt ở đám tang hoặc đám cưới mà tôi sẽ tổ chức vào Chủ nhật? Tôi có đi không? Tôi không đi à? Mọi người đã bắt đầu hỏi bạn có xuất hiện ở đám tang đó không", Simmons, mục sư của nhà thờ không liên quan gì tới hai đám tang kia, cho hay.

Nhiều nhà thờ trong thành phố bắt đầu cảm thấy bất bình. "Tâm điểm chú ý bây giờ của mọi người là nhà thờ. Sự kỳ thị đã xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà thờ. Một bức tường của sự thù ghét chia cắt nhà thờ với cộng đồng", ông nói.

Những lời phán xét cũng bắt đầu chĩa về phía gia đình bà Johnson. "Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã cảm thấy phẫn nộ khi mọi người nói rằng anh trai tôi là thủ phạm. Anh ấy chết rồi. Anh ấy thậm chí có còn thở nữa đâu. Nhưng họ tức giận khi có tin đồn rằng anh ấy là người siêu lây nhiễm", bà Johnson nói.

Đến tuần trước, những câu hỏi về cách Covid-19 xâm nhập vào thành phố này đã được tạm gác sang một bên, khi mọi sự chú ý giờ tập trung vào số người nhiễm và chết vì Covid-19 không ngừng tăng. Bà Murray đã nhập viện và xuất viện hai lần, lần cuối là 24/3, bất chấp sự phản đối của con gái bà.

"Tôi đã cầu xin họ đừng đưa mẹ tôi về nhà, nhưng họ vẫn làm vậy", Bell nói.

Bell, 49 tuổi, cho biết cô không có đủ sức để giúp mẹ lật người, nên liên tục phải gọi giúp đỡ. "Tôi đã cầu xin họ giúp đỡ. Tôi có hai đứa trẻ nhỏ và không biết mình đã bị nhiễm bệnh hay chưa", Bell nói và cho hay cô có cảm giác họ đưa mẹ cô về nhà như thể để chờ chết.

Phoebe Putney đã phải chuyển bệnh nhân tới các bệnh viện khác ở Georgia với tốc độ chưa từng có, 40 ca bệnh trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, Steiner phủ nhận việc trả bất kỳ bệnh nhân ốm nặng nào về nhà. "Chúng tôi chỉ cho xuất viện khi thấy thích hợp", ông nói.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Đối với Johnson, điều quan tâm duy nhất của bà lúc này là con gái Tonya, người tuần trước phải nằm viện. Covid-19 tấn công cả gia đình cùng lúc, nhưng con gái 51 tuổi của bà là người ốm nặng nhất khi bị viêm cả hai bên phổi.

"Tôi cố gắng khỏe hơn để có thể đến đây chăm sóc con. Tôi có cảm giác rằng có thể khích lệ con gái nếu tôi không phải nằm viện", bà Johnson, một y tá chuyên khoa ung thư đã về hưu, cho biết.

Bà đến bệnh viện lúc 17h45 ngày 27/3, ngay khi Tonya hấp hối. Đối với bà, con gái Tonya là một "linh hồn xinh đẹp", là trung tâm của gia đình. Bà lặng lẽ rút máy thở và ống truyền khỏi người con gái. Chồng của Tonya, cùng con trai và em gái Abrigale đều có mặt trong phòng bệnh.

"Điều này thật sự đau đớn và tôi không thể chấp nhận nổi sự thật đó. Chúng tôi tới đám tang của một người thân yêu và rồi tất cả mọi người đều nhiễm bệnh", bà Johnson nói.

Đám tang của Tonya chỉ được diễn ra tại nghĩa trang với không quá 10 người tham Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dự, theo đúng nguyên tắc cách biệt cộng đồng.

Thanh Tâm (Theo NYTimes )

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ "cách ly toàn xã hội" ở Sài Gòn: "Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi"

" Nay ngoại bán bữa nữa rồi nghỉ, mà nghỉ rồi không biết làm sao, lấy cái gì để ăn" - ngoại Linh đưa một tay gạt nước mắt, một tay nắm xấp vé số đang bán dở, thở dài...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 1.

Xấp vé số cuối cùng của ngoại Linh chiều 31/3.

Với nhiều người ở Sài Gòn, vé số kiến thiết được xem là một điều may mắn, không ít người đã đổi đời nhờ những tấm vé số. Nhưng với ngoại Linh và nhiều người bán vé số khác, những tấm "giấy lộn" đầy màu sắc này là chiếc cần câu cơm, phương tiện sống duy nhất để họ có thể bám trụ ở Sài Gòn.

Những tấm vé số cuối cùng...

Việc dừng xổ số kiến thiết từ 1/4 khiến không ít người bán vé số ở Sài Gòn rơi vào cảnh mất trắng nguồn thu nhập.

11h trưa ngày 31/3, đường phố Sài Gòn vắng vẻ hơn khi nhiều người đã hạn chế ra đường, hàng quán thì treo biển đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19. Ngồi nép ở góc ngay ngã tư đường Bình Quới - Thanh Đa, một cụ bà lớn tuổi, khòm lưng đếm những tờ vé số còn lại trên tay, chốc chốc hướng mắt về phía những người ít ỏi đang chạy trên đường, chờ đợi.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 3.

Ngoại Linh xúc động khi nghĩ đến những ngày sắp tới, tiền gạo, tiền sinh hoạt phí mỗi ngày.

Đã hơn 1 tuần qua, lượng vé số mà ngoại Linh (76 tuổi, quê Đắk Lắk) bán được mỗi ngày đã giảm hơn một nửa vì vắng người mua. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ngoại vẫn bám trụ, lang thang khắp nẻo đường ở Bình Thạnh để bán vé số, vậy mà...

"Mai dừng hẳn rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa, mà gạo cũng hết rồi" , ngoại Linh buồn bã nói.

Kể từ lúc bỏ nhà vào Sài Gòn vì buồn chuyện con cái, những tấm vé số giúp ngoại Linh có đủ cơm ngày 3 bữa.

Dù có tận 4 người con, điều kiện kinh tế khá giả nhưng vì buồn chuyện con cái, ngoại Linh quyết định bỏ nhà ở quê để vào Sài Gòn, tự bươn chải kiếm sống. Tuy có vất vả nhưng số tiền mà ngoại kiếm được mỗi ngày từ những tấm vé số cũng giúp ngoại có cơm no ngày ba bữa. "Ngoại nghe bên phường bảo sẽ hỗ trợ cho người bán vé số, ngoại mừng quá, ngoại biết giờ đang dịch con virus, ai cũng sợ, chỉ mong nó mau mau qua để mọi người còn có công ăn việc làm" , ngoại Linh nói.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 5.

Góc đường Trần Hưng Đạo cũng vắng vẻ hơn mọi ngày.

Chú Thành và những tờ vé số cuối cùng, chú cho biết bán vé số để phụ con cái nuôi cháu, những ngày tới rồi chẳng biết tính sao.

Cũng giống như ngoại Linh, chú Thành (bán vé số trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1) cho biết 15 ngày tới, có thể là dài hơn là khoảng thời gian "ám ảnh" nhất mà chú sắp trải qua. Bị khuyết tật, mất cả đôi chân, chiếc xe lăn và bán vé số là cần câu cơm giúp chú bám trụ ở Sài Gòn. Giờ dừng bán ít nhất 15 ngày, chú chẳng biết tính sao...

"Nghĩ giận con virus dễ sợ, tự nhiên vì nó mà chú được nhàn rỗi" - chú Thành cười đau xót.

Căn nhà vé số chẳng còn tiếng nói cười...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 7.

Căn nhà hơn chục người bán vé số sinh sống chỉ còn lại 3 người.

Nằm sâu trong con hẻm 406 (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM), căn nhà trọ nhỏ là nơi sinh sống của hơn 10 người bán vé số dạo mưu sinh. Đã 5 ngày trôi qua, chú Nguyễn Thanh Hưởng (65 tuổi, quê Phú Yên) cùng 2 đồng nghiệp đành ở nhà vì không còn bán vé số được nữa.

"Ra đường thì chẳng ai mua, hàng quán đóng cửa, chú phải ở nhà thôi. Mấy người kia về quê hết rồi, chỉ còn 3 người chú, 1 thằng tật với 1 ông bạn già, ráng bám trụ chứ biết sao" , chú Hưởng nói.

Chú Hưởng cho biết sau tai nạn, chú bị mất 1 chân, phải lắp chân giả để đi lại, mưu sinh bằng việc bán vé số.

Theo chú Hưởng, một phần vì không đủ tiền để mua vé xe đò về quê, phần còn lại chú sợ khi về nhà lỡ có gì lại ảnh hưởng đến mọi người nên quyết định ở lại Sài Gòn. Trước kia, mỗi ngày chú dùng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog chiếc chân giả, lắt nhắt đạp xe khắp mọi ngõ ngách để bán khoảng 200 tờ vé số, giờ thì chẳng còn tờ nào.

"Mấy nay bán ế quá, chú tính nghỉ vài hôm rồi đi bán lại, mà giờ nghe thông báo tạm dừng luôn rồi, chú chẳng biết sống sao nữa. Chỉ mong có đủ gạo nấu cơm trong 15 ngày tới thôi" - chú Hưởng trầm tư.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 9.

Nụ cười nghẹn của chú Hưởng khi nghĩ đến những ngày tháng bán vé số cùng mọi người.

"Mấy ngày trước chú còn nói với ông già đồng nghiệp, cũng may vé số vẫn còn được bán, dù ế ế mà ngày nào cũng kiếm dăm bảy chục mua gạo nấu cơm, hai người còn cười đùa với nhau, động viên nhau ở lại Sài Gòn để bán, cái chân chú bị tật đó giờ, chỉ có cái nghề này mà mưu sinh" - chú Hưởng nói.

Ngồi trong căn nhà trọ ọp ẹp, 3 người lặng lẽ nhìn nhau, chẳng nói chẳng cười, những ngày sắp tới, họ chẳng biết sẽ sống như thế nào khi cơm ngày ba bữa chẳng còn đủ no.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 10.

Chàng thanh niên trẻ dừng lại tặng cụ bà một thùng mì chiều 31/3.

Những hình ảnh của người bán vé số, tăm bông ở Sài Gòn trước khi có quyết định ngưng hoạt động.

Chiều 31/3, dừng chân lại một góc đường Trần Hưng Đạo, hình ảnh nam thanh niên chạy chiếc xe máy vội dừng lại, gửi tặng bà cụ còng lưng thùng mì hay cô gái trẻ mang bịch đồ ăn đến gửi cho ông cụ nhặt ve chai khiến chúng tôi thật sự xúc động. Dù cho người người, nhà nhà đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế do dịch bệnh nhưng sự tương thân tương ái, sẻ chia nhau vẫn được lan tỏa khắp nơi...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 12.

Nụ cười hạnh phúc của chú nhặt ve chai khi được cô gái trẻ dừng lại tặng túi quà... Sài Gòn vẫn luôn như thế, dẫu khó khăn nhưng sự san sẻ cho nhau khiến ai cũng thấy ấm lòng. Hi vọng những ngày sắp tới, sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người sẽ giúp đất nước vượt qua dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân.

Sehun (EXO) và YoonA (SNSD) từng là “cô dâu chú rể” tình bể bình, lên sân khấu là "thả thính", dù thật hay giả thì vẫn đẹp đôi đúng không cả nhà?

Ngày Cá Tháng Tư là dịp fan Kpop hóng hớt trong hồi hộp vì rất có khả năng nhiều cặp đôi đình đám trong giới idol bị "phanh phui" chuyện hẹn hò. Dù chưa biết ai sẽ lọt vào tầm ngắm vào ngày 1/4/2020 nhưng 1 số trang tin đã nhắc đến hai cái tên là Sehun (EXO) YoonA (SNSD) khiến netizen bàn luận sôi nổi.

Sehun và YoonA là đối tượng được fan "ship" mãnh liệt nhờ visual vô thực, đã thế lại đẹp đôi.

Dù YoonA hơn Sehun đến 4 tuổi nhưng cặp đôi chị em này quả là xứng đôi vừa lứa vì có visual tuyệt sắc, lại là những idol được săn đón hàng đầu SM. Đã thế họ còn để lại vô số khoảnh khắc ám muội trên sân khấu nên dù tin đúng hay sai thì ai ai cũng muốn "đẩy thuyền"!

Sehun và YoonA có khoảnh khắc "official" ngay từ khi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cậu út EXO còn là tân binh. Cả hai đã được ghép cặp bên Chanyeol – Sooyoung và Suho – Sunny trong tiết mục "Marry You" vào đầu năm 2013. Nhìn "cô dâu" YoonA và "chú rể" Sehun đẹp đôi thế này ai chẳng muốn cặp đôi... cưới luôn và ngay tức khắc!

Sehun là tân binh mà đã có khí chất tương xứng với đàn chị, bảo sao fan nhìn là muốn "ship"

"Marry You" - YoonA, Sunny, Sooyoung (ft. Suho, Chanyeol, Sehun)

Concert của SMTOWN chính là nơi ra đời nhiều "moment" nhất của cặp đôi. Đã nhiều lần mỹ nhân SNSD chẳng ngại đùa giỡn thân mật với cậu em sinh năm 1994.

Đi lướt qua thôi mà cũng làm ám hiệu với nhau, mối quan hệ này thật chẳng phải dạng vừa!?

Sehun cúi chào tất cả các thành viên SNSD nhưng đến YoonA lại tảng lờ dù là hậu bối, phải thân nhau lắm hay có gì đó mờ ám nên mới làm như vậy?

Tại Seoul Music Awards 2014, Taeyeon than phiền với YoonA về chỗ ngồi chật chội nhưng YoonA mới là người đi nói với Sehun. Kết quả là shipper thu về khoảnh khắc siêu chất lượng.

Không còn là lén nhìn nhau khi đi ngang qua, YoonA quay người, nói chuyện với Sehun cực kì vui vẻ. Nhìn kiểu này là biết thân lắm chứ chả vừa.

Khi đèn tắt là thì thầm, nói cười khúc khích. Có chuyện gì mà vui dữ vậy ta?

Moment của YoonA và Sehun tại SMA 2014

Khi EXO quảng bá "Kokobop" còn SNSD comeback với "Holiday" vào năm 2017, Sehun và YoonA lại có dịp đứng chung sân khấu. "Hint" cũng theo đó mà nổ ra tằng tằng.

Sehun phát biểu khi thắng cúp mà lộ rõ vẻ ngượng ngùng, là do biết "người thương" đang dõi theo từ phía sau hay gì...

Về phía YoonA, ai mà lờ đi ánh mắt trìu mến như rót mật của nàng visual "vạn người mê" được chứ?

Cậu út EXO vừa quay lại chào YoonA thôi mà bỗng dưng thấy vui vẻ yêu đời hẳn.

YoonA thì nhảy "Kokobop", còn Sehun thì làm vũ đạo "Holiday", đã thế còn trùng phân đoạn của nhau mới thật đáng ngờ.

Nếu xét những moment đơn lẻ như đứng cạnh nhau, đi lướt qua nhau đầy ám muội của cặp đôi "chị chị em em" này thì nhiều vô kể...

Sehun và YoonA không chỉ xứng đôi về ngoại hình mà còn cứ lên sân khấu là cho ra đời loạt khoảnh khắc "chất như nước cất", bảo sao fan không coi đây là "chiến hạm" và mong chờ họ thành một cặp ở ngoài đời. Dù tin tức Sehun (EXO) và Yoona (SNSD) rất có khả năng cao là một cú lừa ngày Cá tháng Tư, nhưng mà vì đều là "trai xinh gái đẹp" của vườn bông nhà SM thì tội gì mà mình không "ship" nhẹ nhỉ!

Kìa cái tay cái tay, bắt lấy cái tay!

Dù liếc đi chỗ khác nhưng sự chú ý của YoonA đã va phải ánh mắt của Sehun mất rồi

Những moment nhìn nhau thế này thì Sehun và YoonA không thiếu!

Thăm dò ý kiến

Bạn có đồng ý "chèo thuyền" Sehun và Yoona không?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Virus không phải "thế lực siêu nhiên": Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy?

Đại dịch do virus corona gây ra dường như là một cơn ác Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog mộng. Đây là kẻ thù vô hình khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, biến những thành phố hoa lệ thành thành phố ma. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng virus không phải là một thế lực siêu nhiên. Virus vẫn là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 1.

Ảnh: The Hill

Câu hỏi ở đây là làm thế nào? Virus gây ra COVID-19 không phải hoàn toàn mới mà có liên quan tới virus SARS. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vaccine sẽ được hoàn thiện vào tháng 11, nhưng có khả năng sẽ mất thêm nhiều thời gian trước khi con người có thể hoàn toàn khống chế virus corona.

Để tìm hiểu thêm về COVID-19 và vaccine phòng ngừa dịch, tờ Salon đã có cuộc đối thoại với Tiến sĩ William Haseltine, một nhà sinh học nổi tiếng vì các công trình nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, bệnh than, và là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực gen người. Dưới đây là nội dung chính trong cuộc đối thoại.

Tại sao phát triển vaccine lại khó như vậy?

Tiến sĩ Haseltine: Phát triển vaccine có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất khó. Với virus SARS, các nhà khoa học đã cố thử nghiệm vaccine trên động vật, bao gồm khỉ, nhưng không thành công. Vậy nên họ cố thử các cách khác, bao gồm sử dụng protein bề mặt của virus. Tuy vậy, việc đó cũng không ngăn được virus trong thời gian dài. Tới nay, vẫn chưa có vaccine hoàn chỉnh cho bất kì loại virus corona nào. Điều đó cho thấy việc phát triển vaccine khá là khó. Tôi hi vọng tương lai sẽ dễ dàng hơn, nhưng không ai có thể biết chính xác.

Đây là câu hỏi chưa có lời giải vào thời điểm này. Tôi có thể cung cấp thêm một số thông tin như sau.

Nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể người khiến cơ thể phản ứng nhưng không thể tiêu diệt được virus. Lớp màng bên ngoài của virus có thể rất mờ nhạt, hệ thống miễn dịch khó phát hiện và khó có thể ngăn cản virus. Vậy nên có thể cơ thể tạo ra nhiều kháng thể nhưng vẫn không thể cản được virus xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.

Việc đó có ảnh hướng tới việc phát triển vaccine hay không?

Tiến sĩ Haseltine: Có, bởi lấy sai loại protein để tạo ra kháng thể tuy giúp tăng cường miễn dịch, nhưng nó sẽ không cản được virus. Chúng ta chưa biết liệu việc đó có xảy ra với vaccine chống COVID-19 hay không, nhưng có những thử nghiệm trước đây cho thấy việc tạo ra vaccine cho SARS không hề đơn giản như mọi người vẫn kì vọng.

Điều chế được vaccine cho virus corona không dễ dàng. Hiện tại, có thể tạo ra vaccine bằng những phương pháp truyền thống, nhưng tới nay chúng chưa có tác dụng hiệu quả trên những động vật được thí nghiệm.

Có một số cách khác để tạo ra vaccine. Một trong số đó là nuôi virus và tiêu diệt chúng. Đây là cách tạo ra vaccine chống bại liệt, và việc này khá đơn giản bởi vì virus bại liệt không có lớp màng bao bọc bên ngoài.

Tuy nhiên, virus corona lại có lớp màng. Vậy nên khi nuôi và tiêu diệt virus bại liệt, chúng ta có thể thu được vaccine ổn định, nhưng khó có thể áp dụng phương pháp này với virus corona.

Một cách nữa là tạo ra một protein tinh chế từ virus, sau đó thêm tá dược để hoàn thiện vaccine. Những phương pháp điều chế vaccine phức tạp khác cũng đang được áp dụng trên toàn thế giới.

Tính tới nay, chưa ai thành công trong việc tạo ra vaccine bảo vệ được động vật khỏi virus corona. Cũng chưa có cơ sở nào thử nghiệm vaccine virus corona trên người thành công.

Khoảng 1/3 những người bị cúm đều do virus corona gây ra. Do đó có thể thấy virus loại này hoạt động rất hiệu quả. Thông thường chúng không có tỉ lệ tử vong cao và hầu hết chỉ gây ra triệu chứng nhẹ.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 2.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times